Tại sao hệ đề kháng và hệ tiêu hoá lại liên quan mật thiết đến nhau? Ai cũng biết hệ tiêu hoá là nơi xử lý thực phẩm. Tất cả những gì chúng ta ăn vào, chỉ khi nào thức ăn được chuyển thành amino acid, thẩm thấu qua ruột non thì mới có tác dụng nuôi tế bào và cơ thể nói chung. Gần đây mình mới hiểu được hệ tiêu hoá là tường thành ngăn cơ thể và thế giới bên ngoài. Các đốt của hệ bạch huyết nằm trên các ống tiêu hoá và đặc biệt nhiều ở thành ruột nối tới hậu môn, nơi bạch cầu chiến đấu với các ngoại vật. Vi khuẩn có lợi và các vi sinh có hại luôn giành giật sự áp đảo tại các thành ruột. Số lượng vi sinh trong ruột được coi là nhiều hơn số tế bào của cơ thể. Vi khuẩn có lợi (probiotics) đóng vai trò vô cùng quan trọngn nếu không muốn nói là số một cho sức khoẻ.
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh thì tế bào của cơ thể khoẻ mạnh. Các tế bào của hệ đề kháng khoẻ mạnh thì khi các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bị tiêu diệt tại chỗ. Các ngoại vật độc hại xâm nhập sẽ bị thải ra. Để hiểu thêm về ngoại vậthttps://www.facebook.com/
Nói một cách khác là anh nuôi khoẻ mạnh, nấu nướng tốt thì quân sẽ no. Quân no, tỉnh táo thì địch hơi giục dịch từ xa đã phát hiện ra và ứng chiến hiệu quả.
Phần lớn các mầm bệnh chỉ là các mẩu đạm tí ti luôn tìm cách chui vào một tế bào nào đó. Chỉ khi nào mầm bệnh chiếm được phần nhân của một tế bào và thay đổi cấu trúc tế bào thành tế bào bệnh và nhân số lên thì mầm bệnh đó mới tạo ra bệnh. Lúc này hệ đề kháng sẽ kích hoạt cơ chế sốt để làm suy yếu tế bào bệnh và các loại bạch cầu khác nhau cũng được kích hoạt để tiêu diệt và đạt đến sự miễn dịch tự nhiên cho từng mẫu bệnh. Suzanne Humphries, từng nói một câu rất hay là:"Uống giảm sốt giống như bắn chết chó khi nó sủa báo trộm vào nhà"
Tại sao trẻ tự kỷ hay nuốt chửng? Và việc nuốt chửng thức ăn ảnh hưởng thế nào đến hội chứng tự kỷ? Bệnh từ mồm, sức khoẻ cũng từ mồm. Ngoại trừ tỉ lệ nhỏ do gen, tại sao trẻ con trên toàn thế giới mắc chứng tự kỷ với tỷ lệ tăng chóng mặt? Tự kỷ là rối loạn hành vi, rối loạn chức năng, là bệnh của não. Não cũng là những tế bào. Cơ thể có hai chế độ: Chiến đấu hoặc phát triển. Khi hệ tiêu hoá và hệ đề kháng có vấn đề mãn tính thì năng lượng để phát triển não bị suy kiệt. Mình tin tự kỷ là các biểu hiện hành vi của các nguyên nhân khác nhau nhưng chung một điều: Não thiếu năng lượng.
Không biết có bà mẹ nào từng cùng con nhai thi thức ăn và cùng nhè ra trên một cái đĩa để cho con thấy độ nhuyễn khác nhau như thế nào? Con trai mình đã rất thích thú khi thấy miếng nhai của mình còn lổn nhổn trong khi của mẹ thì mịn nhuyễn.
Tại sao phải nhai tinh bột rất kỹ? Vì enzyme trong nước bọt có độ kiềm cao mới phân huỷ được tinh bột.
Tại sao không nên ăn hoa quả sau bữa chính? Hoa quả ăn sau bữa chính sẽ bị đẩy xuống ruột non cùng hoặc sau đạm và tinh bột. Hoa quả phân huỷ nhanh hơn đạm và tinh bột nên khi xuống đến ruột non đã bị lên men, dinh dưỡng suy giảm và lại là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn có hại phát triển. Ăn hoa quả trước bũa ăn chính tối thiểu 1 tiếng. Tại sao không nên uống nước ngọt có ga? Tại sao không nên ăn những đồ chiên rán như KFC...? Tại sao mì chính, bột nêm lại độc hại? Bé 10 tuổi cần hiểu những điều này trước các kiến thức khác. Mình đã trải qua thời kỳ con ốm yếu, thần kinh không bình thường nên hiểu rất rõ không khoẻ thì tất cả là vô nghĩa. Nhận thức và ý thức thực hành để trở thành lối sống cần thời gian và quyết tâm.
Về hệ tiêu hoá
https://www.facebook.com/
Con mình khoẻ lại kể từ khi mình thay đổi và kiểm soát các ngoại vật vào người con. Tư duy một cách đơn giản thì nguyên liệu quyết định sản phẩm.
Tại sao các bệnh rối loạn miễn dịch ngày càng phổ biến? Tại sao dị ứng thức ăn nhiều đến mức nhiều trường học cấm các loại hạt? Đây toàn là bệnh mới nhưng phổ biến tới mức car xã hội chấp nhận. Hệ đề kháng quá mẫn cảm nên phản ứng thái quá với các loại đạm vốn không độc và không phải mầm bệnh. Khi càng tìm hiểu càng rối thì kiến thức cơ bản sẽ có thể là cứu cánh.
Sưu Tầm: FB Hannah Nguyen