Trích: “At The Feet of The Master” xuất bản lần đầu 1910. Tác giả: Alcyone – tên khi nhỏ của Jiddu Krishnamurti (*). Lúc này Alcyone 14 tuổi, sống dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và Lm. Charles Webster Leadbeater. Cuốn sách này ghi lại những lời Chân sư khai tâm khi huấn luyện cho Alcyone để được điểm đạo, em thuộc lòng và chép lại.
PHÂN BIỆT:
Trên thế gian chỉ có hai hạng người: những người hiểu biết và những người không hiểu biết. Duy chỉ có sự hiểu biết mới là hệ trọng mà thôi. Con người theo tôn giáo nào hay thuộc về giống dân nào là không trọng hệ. Điều thật trọng hệ là hiểu luật Trời. Hiểu biết mới thuận theo lẽ Trời, một lòng làm lành và chống chọi với sự ác, lo giúp cho muôn loài cùng tiến hóa chứ không vì tư lợi. Người mà thuận theo lẽ Trời là người một nhà với chúng ta, dầu họ giữ đạo Bàlamôn hay đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay đạo Hồi, hoặc là người Ấn, người Anh, người Trung Hoa hay người Nga cũng không thành vấn đề.
Ðừng nhầm lẫn các thể hư hoại của con là Con. Cái Xác, cái Vía, cái Trí không phải thật là Con đâu. Nhưng mỗi Thể đó đều giả vờ xưng là Con để đạt được những điều chúng nó muốn. Con phải hiểu chúng và phải tự biết rằng chính Con là chủ của chúng.
THỂ XÁC:
* Khi có một việc nên làm, cái Xác lại viện lẽ nó cần nghỉ ngơi, cần đi chơi, cần ăn uống; người chưa hiểu biết tưởng rằng "Tôi cần mấy việc đó nên tôi phải làm mới được". Còn người hiểu biết nói: "Cái xác của tôi muốn mấy việc đó chứ không phải tôi đâu, nó phải đợi".
* Khi có dịp giúp đỡ ai, cái Xác nghĩ: "Việc đó sẽ phiền mình lắm! Để cho người khác làm". Nhưng con người hiểu biết trả lời cái Xác: "Ngươi không nên cản Ta làm những việc tốt lành".
* Thể Xác vốn là con ngựa cho con cưỡi. Bởi thế, con phải đối đãi với nó cho tử tế và phải săn sóc nó kỹ lưỡng. Phải nuôi nó cho đúng phép với những thực phẩm tinh khiết và giữ gìn cho nó luôn sạch sẽ. Không có một xác thân tinh khiết thì không thể nào bước vào đường Đạo.
* Phải chính là con, người luôn luôn điều khiển, kiểm soát Thể Xác chứ không phải là Thể Xác điều khiển sai khiến con.
THỂ VÍA:
Cái Vía của con có nhiều sự ước ao – lên đến hàng tá; nó muốn thấy con nổi giận, nó muốn thấy con ganh tỵ, tham lam tiền bạc, toan đoạt của cải thiên hạ và ngã lòng rủn chí... Không phải Vía cố ý hại con, mà tại Vía ưa những sự rung động dữ dội và thay đổi liên tục. Trong mấy việc đó con không muốn việc nào cả, bởi vậy con phải phân biệt ý muốn của con với ý muốn của Vía.
THỂ TRÍ:
Cái Trí của con ưa thích kiêu căng chia rẽ, không thích ngó ngàng đến kẻ khác. Dù khi con hướng sự chú ý của con ra khỏi những việc trần gian được rồi, nó còn ráng gom hết về, nó xúi giục con chú ý tới sự tiến hóa riêng của con chứ không lo nghĩ đến công việc của Chân Sư hay giúp đỡ kẻ khác. Khi con thiền, nó cố sức làm cho con nghĩ đến những chuyện lung tung mà nó muốn thay vì chuyện duy nhất mà con muốn. Con không phải là Cái Trí đó đâu, nó là một Thể của con, để cho con xử dụng, con phải canh chừng liên tục, bằng không con sẽ thất bại.
-------------------
Jiddu Krishnamurti sinh ngày 12/5/1895, mất 17/2/1986. Ông là một bậc thầy đặc sắc nổi tiếng nhất thời hiện đại về các vấn đề triết học, tôn giáo, đạo đức, tinh thần với các chủ đề không giới hạn: mối quan hệ giữa con người, phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu, mục đích của thiền định, tình yêu, việc làm, giáo dục... Ông là tác giả của rất nhiều sách và một khối lượng đồ sộ các bài giảng và thảo luận của ông đã được xuất bản, tái bản nhiều lần bằng mọi thứ ngôn ngữ.
Krishnamurti sinh ra trong một gia đình Bàlamôn trung lưu giữ chay nghiêm khắc tại Ấn Độ. Khi còn bé, Krishnamurti gặp Linh mục C.W. Leadbeater một nhà ngoại cảm huyền bí học nổi tiếng. Sau đó, Krishnamurti được nuôi dưỡng dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và Cha Leadbeater, họ tin rằng Krishnamurti sẽ trở thành vị Thầy Thế Giới trong tương lai.
Khi trưởng thành, chính Krishnamurti đã bác bỏ ý tưởng mình là bậc Thầy và giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông năm 1929 – một tổ chức toàn cầu để hỗ trợ ý tưởng này. Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào, ông đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập tới tận lúc 91 tuổi. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về “Hòa bình và nhận thức”. Ông được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984. Buổi diễn thuyết trước công chúng cuối cùng của ông diễn ra tại Madras, Ấn Độ, tháng 1 năm 1986, một tháng trước khi ông qua đời tại nhà riêng ở California, Hoa Kỳ.
Giáo huấn của ông vượt khỏi tất cả các biên giới do con người tạo ra trong niềm tin tôn giáo, cảm tình quốc gia, hệ phái... chúng cho một ý nghĩa và phương hướng mới để tìm hiểu về chân lý và sự thiêng liêng. Những giáo huấn của ông có tính tổng thể và phi thời gian.
Khi Linh mục Leadbeater nhìn thấy của Krishnamurti lần đầu, khi đó vừa mồ côi mẹ, tiều tụy... trên bãi biển Adyar đông người, ông nhìn hào quang và không do dự nói ngay: “Đây là một linh hồn tiến hoá cao, không bị ô nhiễm bởi sự ích kỷ và đă có nhiều kiếp liên hệ với Chân sư”
PHÂN BIỆT:
Trên thế gian chỉ có hai hạng người: những người hiểu biết và những người không hiểu biết. Duy chỉ có sự hiểu biết mới là hệ trọng mà thôi. Con người theo tôn giáo nào hay thuộc về giống dân nào là không trọng hệ. Điều thật trọng hệ là hiểu luật Trời. Hiểu biết mới thuận theo lẽ Trời, một lòng làm lành và chống chọi với sự ác, lo giúp cho muôn loài cùng tiến hóa chứ không vì tư lợi. Người mà thuận theo lẽ Trời là người một nhà với chúng ta, dầu họ giữ đạo Bàlamôn hay đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay đạo Hồi, hoặc là người Ấn, người Anh, người Trung Hoa hay người Nga cũng không thành vấn đề.
Ðừng nhầm lẫn các thể hư hoại của con là Con. Cái Xác, cái Vía, cái Trí không phải thật là Con đâu. Nhưng mỗi Thể đó đều giả vờ xưng là Con để đạt được những điều chúng nó muốn. Con phải hiểu chúng và phải tự biết rằng chính Con là chủ của chúng.
THỂ XÁC:
* Khi có một việc nên làm, cái Xác lại viện lẽ nó cần nghỉ ngơi, cần đi chơi, cần ăn uống; người chưa hiểu biết tưởng rằng "Tôi cần mấy việc đó nên tôi phải làm mới được". Còn người hiểu biết nói: "Cái xác của tôi muốn mấy việc đó chứ không phải tôi đâu, nó phải đợi".
* Khi có dịp giúp đỡ ai, cái Xác nghĩ: "Việc đó sẽ phiền mình lắm! Để cho người khác làm". Nhưng con người hiểu biết trả lời cái Xác: "Ngươi không nên cản Ta làm những việc tốt lành".
* Thể Xác vốn là con ngựa cho con cưỡi. Bởi thế, con phải đối đãi với nó cho tử tế và phải săn sóc nó kỹ lưỡng. Phải nuôi nó cho đúng phép với những thực phẩm tinh khiết và giữ gìn cho nó luôn sạch sẽ. Không có một xác thân tinh khiết thì không thể nào bước vào đường Đạo.
* Phải chính là con, người luôn luôn điều khiển, kiểm soát Thể Xác chứ không phải là Thể Xác điều khiển sai khiến con.
THỂ VÍA:
Cái Vía của con có nhiều sự ước ao – lên đến hàng tá; nó muốn thấy con nổi giận, nó muốn thấy con ganh tỵ, tham lam tiền bạc, toan đoạt của cải thiên hạ và ngã lòng rủn chí... Không phải Vía cố ý hại con, mà tại Vía ưa những sự rung động dữ dội và thay đổi liên tục. Trong mấy việc đó con không muốn việc nào cả, bởi vậy con phải phân biệt ý muốn của con với ý muốn của Vía.
THỂ TRÍ:
Cái Trí của con ưa thích kiêu căng chia rẽ, không thích ngó ngàng đến kẻ khác. Dù khi con hướng sự chú ý của con ra khỏi những việc trần gian được rồi, nó còn ráng gom hết về, nó xúi giục con chú ý tới sự tiến hóa riêng của con chứ không lo nghĩ đến công việc của Chân Sư hay giúp đỡ kẻ khác. Khi con thiền, nó cố sức làm cho con nghĩ đến những chuyện lung tung mà nó muốn thay vì chuyện duy nhất mà con muốn. Con không phải là Cái Trí đó đâu, nó là một Thể của con, để cho con xử dụng, con phải canh chừng liên tục, bằng không con sẽ thất bại.
-------------------
Jiddu Krishnamurti sinh ngày 12/5/1895, mất 17/2/1986. Ông là một bậc thầy đặc sắc nổi tiếng nhất thời hiện đại về các vấn đề triết học, tôn giáo, đạo đức, tinh thần với các chủ đề không giới hạn: mối quan hệ giữa con người, phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu, mục đích của thiền định, tình yêu, việc làm, giáo dục... Ông là tác giả của rất nhiều sách và một khối lượng đồ sộ các bài giảng và thảo luận của ông đã được xuất bản, tái bản nhiều lần bằng mọi thứ ngôn ngữ.
Krishnamurti sinh ra trong một gia đình Bàlamôn trung lưu giữ chay nghiêm khắc tại Ấn Độ. Khi còn bé, Krishnamurti gặp Linh mục C.W. Leadbeater một nhà ngoại cảm huyền bí học nổi tiếng. Sau đó, Krishnamurti được nuôi dưỡng dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và Cha Leadbeater, họ tin rằng Krishnamurti sẽ trở thành vị Thầy Thế Giới trong tương lai.
Khi trưởng thành, chính Krishnamurti đã bác bỏ ý tưởng mình là bậc Thầy và giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông năm 1929 – một tổ chức toàn cầu để hỗ trợ ý tưởng này. Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào, ông đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập tới tận lúc 91 tuổi. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về “Hòa bình và nhận thức”. Ông được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984. Buổi diễn thuyết trước công chúng cuối cùng của ông diễn ra tại Madras, Ấn Độ, tháng 1 năm 1986, một tháng trước khi ông qua đời tại nhà riêng ở California, Hoa Kỳ.
Giáo huấn của ông vượt khỏi tất cả các biên giới do con người tạo ra trong niềm tin tôn giáo, cảm tình quốc gia, hệ phái... chúng cho một ý nghĩa và phương hướng mới để tìm hiểu về chân lý và sự thiêng liêng. Những giáo huấn của ông có tính tổng thể và phi thời gian.
Khi Linh mục Leadbeater nhìn thấy của Krishnamurti lần đầu, khi đó vừa mồ côi mẹ, tiều tụy... trên bãi biển Adyar đông người, ông nhìn hào quang và không do dự nói ngay: “Đây là một linh hồn tiến hoá cao, không bị ô nhiễm bởi sự ích kỷ và đă có nhiều kiếp liên hệ với Chân sư”
FB: Liên Hương