Nếu tin vào sự tồn tại của điều kỳ diệu thì chẳng cần tìm đâu xa, ngay trong tầm tay mỗi người là những điều kỳ diệu diễn ra thầm lặng. Đến bây giờ thì mình tin yêu cơ thể của mình và thật kỳ lạ, điều đó mang lại niềm tin và hi vọng hơn bao giờ hết. Do không định trở thành bác sĩ nội khoa nên mình chỉ dừng ở tìm hiểu kiến thức cơ bản. Chỉ thế thôi đã đủ làm tiêu tan nỗi sợ vốn là nguyên nhân lạm dụng dược phẩm.
Hệ miễn dịch gồm hai cơ chế đề kháng :
1. Đề kháng tự nhiên gồm các tế bào nằm ở khắp các vị trí biên giới của cơ thể như da, hệ tiêu hoá. Các tế bào này có rất nhiều loại với nhiều cơ chế hoạt động rất nhanh và quyết liệt mỗi khi ngoại vật thâm nhập vào cơ thể. Cứ một giây trôi qua là có hàng tỷ ngoại vật đi vào cơ thể. Hệ đề kháng thường phân loại, xử lý một cách êm thấm. Nếu bất cứ sự xâm nhập nào gây ức chế lên hệ đề kháng quá 5 ngày, cơ chế phòng vệ thứ hai mới được kích hoạt.
2. Hệ đề kháng thứ hai có thể hiểu là Miễn dịch "có trọng điểm", miễn dịch đạt được sau khi xử lý mầm bệnh. Các tế bào B và T rất mạnh mẽ và thường bất bại. Sau khi mầm bệnh bị thanh toán, bạch cầu chiến đấu sẽ tự diệt, chiến trường được dọn dẹp, cơ thể sẽ lưu lại một số kháng thể. Đây là mấu chốt của miễn dịch. Trong tương lai, mầm bệnh tương tự xâm nhập, với tế bào ghi nhớ mẫu đạm trong máu và kháng thể có sẵn, hệ đề kháng thứ 2 không cần mất khoảng 5 ngày để được kích hoạt. Cả hai hệ đề kháng và kháng thể có sẵn sẽ tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng, dễ dàng, dấu hiệu ốm không xuất hiện lại nữa.
1 lít máu có 6 tỷ tế bào thực bào (phagocytes). Các tế bào này thuộc nhóm miễn dịch tự nhiên. Trong khuôn khổ bài này, các ngoại vật không nằm trong nhóm vi sinh (trừ kim loại nặng như nhôm) tạm không được đề cập đến. Khi mầm bệnh xâm nhập hệ tiêu hoá qua đường mũi và mồm hay vào cơ thế qua các vết cắt và qua mắt, cơ thể sẽ sản sinh một chuỗi những cơ chế tiết dịch, báo động, thu hút bạch cầu của hệ đề kháng tự nhiên. Mầm bệnh sẽ bị nuốt chửng bởi các tế bào thực bào. Một mẩu đạm của ngoại vật sẽ được chuyển lên bề mặt của thực bào. Các thực bào di chuyển trong hệ bạch huyết và gặp các tế bào bạch cầu B và T khác nhau. Mỗi tế bào B và T có "ăng ten" trên bề mặt thích ứng với một loại đạm nhất định. Sẽ có tế bào B và tế bào T cùng thích ứng với một loại đạm. Chỉ khi nào có sự tiếp xúc giữa cả tế bào B và tế bào T, quy trình sản sinh kháng thể và bạch cầu ghi nhớ (B và T) mới được kích hoạt. Kháng thể của từng loại mầm bệnh là những mẩu nhỏ li ti có tác dụng bám dính vào các mầm bệnh làm mầm bệnh khó di chuyển, các tế bào bạch cầu với chức năng diệt mầm bệnh dễ dàng đuổi kịp và ăn mầm bệnh hơn.
Nhìn theo các mạch màu xanh trên hình, ta có thể thấy sự phân bố của hệ bạch huyết, là đường dẫn bạch cầu . Bắt đầu là từ amedan. Con trai lớn của mình từng được bác sĩ khuyên cắt amedan vì liên tục bị viêm. Rất may là mình đã không cắt. Amedan là cơ quan tiếp xúc đầu tiên với ngoại vật. Để giảm viêm amedan, việc chăm sóc hệ đề kháng nói chung mới là giải pháp lâu dài.
Có hai trạng thái cần tránh để hệ miễn dịch hoạt động tối ưu: Hệ đề kháng bị rối loạn hoặc hệ đề kháng bị phân tán năng lượng vào hoạt động chữa các viêm nhiễm bên trong cơ thể.
Sơ lược về cơ thể và các ngoại vật, đặc biệt là vắc xin vì đây là bài nói về miễn dịch.
https://www.facebook.com/
Điều gì quyết định sức khoẻ của hệ đề kháng? Dinh dưỡng tốt, tinh thần tốt và kiểm soát ngoại vật gây hại. Nếu tối ưu thì nên chăm sóc cơ thể tổng thể, tuy nhiên, tối thiểu thì mối quan hệ của hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch (đế kháng) cần được quan tâm.
https://www.facebook.com/
Bây giờ nói về cơ chế hoạt động của miễn dịch tự nhiên và tiêm chủng
Nhiễm bệnh tự nhiên
Để cho dễ hiểu, cũng là mầm bệnh, phần lớn mầm bệnh tự nhiên sẽ là những mẩu đạm với đầy đủ các thành phần của mầm bệnh sống. Hình thức lây (a) qua không khí do một người ho hay hắt hơi bắn ra và người khác hít vào hoặc (b) lây nhiễm dịch như máu hay quan hệ tình dục. Nếu nhiễm bệnh tự nhiên, cùng một lúc thường có khá nhiều mầm bệnh, điểm tiếp xúc nhiều nên cơ chế đề kháng tự nhiên (1) được kích hoạt nhanh chóng. Tuỳ loại mầm bệnh, cơ thể sẽ sản sinh cơ chế gây sốt hay tạo nhầy. Nếu cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh lần đầu, sau khoảng 5-10 ngày, nếu số mầm bệnh vẫn không bị kiểm soát hoàn toàn, cơ chế miễn dịch trọng điểm (2) được kích hoạt. Tế bào T duy nhất thích ứng với loại đạm của mầm bệnh này sẽ kích hoạt tế bào B tương thích. Tế bào B sau khi được kích hoạt sẽ chia làm hai loại, một là tế bào sản sinh kháng thể và tế bào ghi nhớ. Kháng thể bám dính vào mầm bệnh vẫn đang di chuyển khiến mầm bệnh khó hoạt động và đánh tín hiệu để các tế bào thực bào tiêu diệt mầm bệnh nhanh hơn. Các tế bào T sau khi được kích hoạt cũng chia làm hai loại, tế bào ghi nhớ và tế bào phân huỷ các tế bào đã bị nhiễm bệnh. (Chi tiết liên quan tới antibodies, plasma, Th1, Th2, Th17, cytokines...rất phức tạp, mình tạm tổng lược về kháng thể tại đâyhttps://www.facebook.com/
Miễn dịch nhờ vắc-xin
Mầm bệnh sẽ chỉ là một mẩu tiếp xúc rất nhỏ của mầm bệnh, được tiêm thẳng vào cơ. Trong mũi vắc xin còn có tất cả các hợp chất hoá học cần thiết hoặc vô tình bị lẫn trong quá trình sản xuất vắc xin. Mầm bệnh trong tuỳ loại vắc xin có thể còn sống hoặc suy yếu hoặc chết. Nếu chỉ có một mẩu đạm nhỏ xuất hiện tại các bó cơ, các bạch cầu có thể không ghi nhận mối đe doạ khẩn cấp hoặc coi như một mẩu rác sẽ bị thải ra khỏi cơ thể. Đó là lí do luôn có các kim loại như thuỷ ngân hay nhôm trong vắc xin để đảm bảo hệ miễn dịch sẽ phản ứng. Ví dụ với nhôm, bề mặt tế bào tiếp xúc với nhôm sẽ bị tổn thương và vỡ ra, báo động ngộ độc sẽ khiến các bạch cầu được di chuyển đến nhanh và nhiều. Khi tế bào cơ bị vỡ, nhân tế bào có tính axit gây sẽ gây ra các vết sưng tấy bên trong cơ thể. Bạch cầu sẽ ăn nhôm cho đến khi nổ tung. Một chuỗi bom chum vì nhôm không dễ bị thải ra ngoài cơ thể. (có nghiên cứu khoa học chứng mình điều này rồi) Cơ thể có thể không có biểu hiện ra ngoài của bệnh nhưng hệ miễn dịch vẫn phải giải quyết các phản ứng độc hại của nhôm lên enzyme, tế bào và nguy hiểm nhất là lên não. Theo lí thuyết, khi bạch cầu dồn về nhiều, một tế bào T tương thích với mầm bệnh có thể sẽ được kích hoạt và kích hoạt luôn tế bào B tương thích để tạo ra kháng thể và tế bào ghi nhớ. Đó là lý thuyết cách vận hành của vắc xin. Dựa trên lý thuyết miễn dịch tự nhiên, tiêm chủng mong muốn đạt được kháng thể như cơ thể bị bệnh tự nhiên. Lỗ hổng nằm ở chỗ cái giá đôi khi lớn hơn và dai dẳng hơn một cơn ốm. Trong một lần tiêm nhiều mũi, nhiều ngoại vật xuất hiện cùng một lúc cùng. Sự tương tác giữa các hợp chất hoá học có những phản ứng hoá học không kiểm soát được. Các chất làm môi trường nuôi mầm bệnh như đậu nành, trứng, thịt bò, lạc, đạm động vật có thể bị lẫn trong quá trình thu hoạch. Có quá nhiều biến số không kiểm soát được và không được kiển soát. Có ai phản biện giúp mình phần này được không?
Chưa từng có một nghiên cứu khoa học nào theo dõi tính an toàn của lịch tiêm chủng mở rộng lên con người dù tiêm chủng được áp dụng từ 1940 (chính chuyên gia của CDC phải công nhận điều này khi một bà mẹ Marcella Piper-Terry hỏi trong một cuộc hội thảo do CDC- Mỹ tổ chức năm 2015.
ĐIỀU QUAN TRỌNG HƠN CẢ LÀ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ HIỆU QUẢ CỦA VẮC XIN, SỰ HIỆN DIỆN CỦA KHÁNG THỂ LÀ DẤU HIỆU. Tuy nhiên kháng thể chỉ có tác dụng đánh dấu, ghìm chân mầm bệnh, CÁC TẾ BÀO THỰC TẠO VÀ BẠCH CẦU DIỆT MẦM BỆNH MỚI LÀ YẾU TỐ CƠ THỂ DIỆT MẦM BỆNH. Giữa một cơ thể có kháng thể nhưng hệ miễn dịch rối loạn và một cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh, cơ thể nào sẽ vượt qua bệnh tật thật sự?
Gần đây có thông tin về kế hoạch phát triển vắc xin thế hệ mới sẽ được hít vào thay vì tiêm. Điều đó là tin vui hay tin buồn????
Sưu Tầm: FB Hannah Nguyen