Chuyển đến nội dung chính

Hạt Và Nước


Mẹ Thiên nhiên đưa nôi loài người trên một địa cầu vô cùng phong phú các loại hạt và phần lớn nguồn năng lượng của chúng ta là từ các loại hạt, đặc biệt là từ mễ cốc; đậu cung cấp đạm; hạt và quả hạnh cung cấp nhiều loại chất béo; chúng ta có thức uống, gia vị, phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… từ hạt.

Trong một hạt, phần phôi để nảy mầm và thịt [nội nhũ] thì không giống nhau về thành phần axit amin và tính chất vật lý. V/đ này nảy sinh đòi hỏi khác nhau giữa chế biến gạo xát và chế biến lứt có phôi mầm mà hiện nay nhiều bạn còn chưa nhận thức đủ.

Trong khi một số hạt có thể ăn được cho người, thì một số hạt khác lại có độc tính và một số có thể gây tử vong. Nhiều loại đậu, ví dụ đậu cô-ve chứa hàm lượng cao đạm lectin có thể gây đau dạ dày nếu không chế biến kỹ. Đậu nành có chất ức chế trypsin sẽ gây rối loạn hoạt động tiêu hóa [trong các công thức sữa tôi đã giới thiệu không có sữa từ hạt nành]. Đậu ván có chứa độc chất phytohaemagglutinin có thể gây nôn dữ dội, đau bụng, tiêu chảy. Nhóm hạt có chứa amygdalin như hạt mơ, hạnh nhân đắng, đào, mận, anh đào… ăn đến một lượng nào đó có thể gây ngộ độc. Hạnh nhân có 2 loại: một loại ngọt, một loại đắng, hạnh nhân đắng đông y dùng làm thuốc là vị khổ hạnh nhân, độc tính gấp 30 lần hạnh nhân ngọt, người lớn ăn 40-60 hạt, trẻ em ăn 10-20 hạt là có thể tê liệt hô hấp tử vong. Theo tôi biết, hạnh nhân đắng đã bị cấm tại Mỹ chỉ dùng chiết xuất tinh chất, ngay như hạnh nhân ngọt cũng không được ăn nhiều và phải ngâm kỹ với nước muối. Hạt điều mà bạn mua trong siêu thị là loại đã được hấp để loại bỏ urushiol, nồng độ cao urushiol có thể gây tử vong. Hạt nhục đậu khấu là gia vị nổi tiếng nhưng ở mức 28g có thể gây động kinh co giật.

Các loại mễ cốc, các loại đậu, các loại hạt đều chứa các chất là cơ chế phòng vệ tự nhiên của thực vật góp phần bảo vệ trạng thái tiềm sinh. Trong tự nhiên, nước, mưa, tuyết tan sẽ giúp loại bỏ các chất ức chế này để nảy mầm hạt giống. Bởi vì các hóa chất này chống lại sự tiêu hóa nên phải ngâm các loại hạt trong thời gian nhất định để trung hòa các hóa chất đó thì việc tiêu hóa mới dễ dàng, mới hấp thụ được các vitamin và chất dinh dưỡng trong hạt và không ngộ độc. Điều này thì loài người đã có hàng ngàn năm kinh nghiệm, một ví dụ là truyền thống gói bánh chưng của người Việt, đậu xanh được cà, ngâm kỹ, đãi vỏ, đồ rồi mới gói bánh. Hạt nếp cũng được vuốt kỹ. Nếp lứt được ủ bằng men. Đậu nành được xử lý ủ men thành tương để loại bỏ các chất kháng dinh dưỡng.

Việc ngâm hạt nhất thiết không thể bỏ qua, bạn rửa sạch bụi đất bằng dung dịch rửa rau hoặc pha chút dấm táo, rồi ngâm hạt trong nước nóng, thêm một chút muối. Nước ngâm hạt cần thay và không dùng để nấu ăn vì chúng đã hòa tan các chất độc. Thời gian ngâm trung bình thay đổi tùy từng loại hạt, tùy nhiệt độ. Một số hạt nhiều dinh dưỡng hơn khi bắt đầu nảy mầm.

Khi các bạn làm sữa thảo mộc cho em bé cần RẤT NGHIÊM NGẶT quy trình ngâm. Tôi không rõ khâu chế biến các loại hạt thành sữa uống liền dạng khô mà các bạn gửi mẫu cho tôi xem nên không thể ý kiến gì. Các bạn cần tự tìm hiểu. Trẻ em sẽ còi nếu phải ăn thường xuyên loại bột hạt chưa ngâm hấp chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng.

Mắc-ca và lạc có nơi khuyên ngâm có nơi cho rằng không cần ngâm. Bà tôi đồ xôi, nấu nha lạc bánh đa đều ngâm lạc. Lạc là một loại cây họ đậu.

Nguồn Sưu Tầm FB: Liên Hương

Bài đăng phổ biến từ blog này

25 năm Kinh Nghiệm Ăn Chay ( Liên Hương )

Tôi có kinh nghiệm hơn 25 năm ăn chay, tính cả quãng thời gian chay 10 ngày và nhịn ăn 10 bữa tối trong 1 tháng. Bởi chuyển đổi thận trọng và từ từ nên tôi không phải trải qua gia đoạn 49 ngày khó khăn của quá trình cai nghiện độc chất nội sinh trong thịt thú. Với tôi, trường chay không phải là ép xác khổ hạnh mà đơn giản là tâm thức từ chối bạo lực. Thực hành ăn chay cần tuần tự từng bước và ngư ợc lại với quá trình ăn dặm. Khi ăn dặm, bạn tập cho em bé làm quen với nước, nước rau củ, thảo mộc ninh, dầu thực vật, cá, trứng gia cầm, gia cầm, thịt thú có vú thì khi ăn chay bạn làm ngược lại, bỏ thịt động vật có vú trước rồi tới gia cầm… Nếu bạn bổ sung thêm chút ít, xin nhắc lại là chỉ cần chút ít, các thực phẩm tần số cao thì việc thuần chay đặc biệt dễ dàng. Chúng gồm các thức ăn cổ xưa, chứa nồng độ cao lục diệp tố như chlorella, spirulina, sinh thể phù du, rong biển, bột hay nước ép mạ lúa. Các chiết xuất hương thảo mộc từ hoa, hạt, lá, rễ, thân, vỏ [tinh dầu hấp thụ vào máu và t...

TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẬU NÀNH

TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẬU NÀNH là cuốn sách về dinh dưỡng quan trọng nhất của thập kỷ. Tiến sỹ Kaayla T. Daniel vạch trần huyền thoại dinh dưỡng từ tiếp thị bán đậu nành của công nghiệp thực phẩm. “The Whole Soy Story” chứa đựng mọi thứ bạn muốn biết về đậu nành và sẽ làm cho bạn tự hỏi tại sao chúng ta không được bảo vệ đúng cách. Dr. Daniel nhận bằng tiến sĩ dinh dưỡng học từ Union Institute an d University in Cincinnati. Được công nhận là một nhà dinh dưỡng lâm sàng do Hiệp hội các nhà dinh dưỡng quốc tế và Mỹ tại Dallas. Bà là phó chủ tịch của The Weston A. Price Foundation và Hội đồng quản trị của The Farm-to-Consumer Legal Defense Fund. Ngoài cuốn sách nghiên cứu hơn 400 trang về đậu nành “The Whole Soy Story” xuất bản năm 2005, bà còn là đồng tác giả của “Nourishing Broth: An Old-Fashioned Remedy for the Modern World” xuất bản 2014. Theo dõi bản tin của Tiến sĩ Kaayla tại www.drkaayladaniel.com Liên kết FB  https://www.facebook.com/ DrKaaylaDaniel ------------- Tóm tắt bà...

DƯỚI CHÂN THẦY [Phần 1]

Trích: “At The Feet of The Master” xuất bản lần đầu 1910. Tác giả: Alcyone – tên khi nhỏ của Jiddu Krishnamurti (*). Lúc này Alcyone 14 tuổi, sống dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và Lm. Charles Webster Leadbeater. Cuốn sách này ghi lại những lời Chân sư khai tâm khi huấn luyện cho Alcyone để được điểm đạo, em thuộc lòng và chép lại. PHÂN BIỆT: Trên thế gian chỉ  có hai hạng người: những người hiểu biết và những người không hiểu biết. Duy chỉ có sự hiểu biết mới là hệ trọng mà thôi. Con người theo tôn giáo nào hay thuộc về giống dân nào là không trọng hệ. Điều thật trọng hệ là hiểu luật Trời. Hiểu biết mới thuận theo lẽ Trời, một lòng làm lành và chống chọi với sự ác, lo giúp cho muôn loài cùng tiến hóa chứ không vì tư lợi. Người mà thuận theo lẽ Trời là người một nhà với chúng ta, dầu họ giữ đạo Bàlamôn hay đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay đạo Hồi, hoặc là người Ấn, người Anh, người Trung Hoa hay người Nga cũng không thành vấn đề. Ðừng nhầm ...