Chuyển đến nội dung chính

Một số thông tin về gạo lức



Phương pháp Thực dưỡng Ohsawa hay như người ta thường gọi là “gạo lứt muối mè” chỉ mới ra đời từ giữa thế kỷ XX, trước đó nhân loại đã tích lũy vô vàn kiến thức về thực phẩm. Loài người biết trồng lúa [lúa gạo, lúa mỳ, lúa mạch] từ rất xa xưa. Việc dùng gạo lứt hay gạo giã có vô số kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian hoặc đã được đúc kết thành hệ thống lý luận và thực hành, ví dụ như trong nền y thuật Ayurveda từ cách đây 4.000 năm.

Gạo lứt là loại gạo toàn phần [whole grain] bởi thóc chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa xát bỏ lớp cám và phôi. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại chiếm tới 65% giá trị dinh dưỡng. Gạo lứt khi nấu thành cơm không nở như gạo xát, khó tiêu nên phải ngâm gạo kỹ trước khi nấu. Thêm nữa cần nhai rất kỹ.

Y thuật Ayurveda nhận xét rằng, loại gạo không thực sự quan trọng mà quan trọng là phản ứng của thực phẩm với từng loại hình cơ thể phụ thuộc vào yếu tố mà Ayurveda gọi là “Agni”, trong đó bao gồm các vấn đề tiêu hóa. Ayurveda không đánh giá lúa gạo chỉ đơn giản trên xơ, calo, khoáng, vitamin hay âm dương… mà tính tới những gì xảy ra trong tiêu hóa THEO MÙA, theo TẠNG KHÍ, theo LỨA TUỔI, theo KHẢ NĂNG TIÊU HÓA, theo CÁCH CHẾ BIẾN. Y thuật Ayurveda còn nghiên cứu cách thức ăn phù hợp cho hoạt động của từng luân xa, màu da khác nhau, cho hoạt động trí não hay chân tay…

Cách tốt nhất là tiêu thụ gạo giã vào mùa hè, khi “Agni” tự nhiên yếu và gạo lứt vào mùa đông khi “Agni” ở đỉnh cao. Gạo xát ít chất hơn so với lứt, nhưng nó vẫn có giá trị dinh dưỡng và dễ dàng hơn nhiều để tiêu hóa. Vì lý do này gạo xát được khuyến cáo khi khả năng tiêu hóa thấp mà điều này thay đổi tự nhiên THEO MẶT TRỜI. Thời gian trong những tháng nóng “Agni” ở điểm yếu nhất, cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, chọn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa. Gạo lứt khuyến cáo cho những tháng mùa lạnh.

Ayurveda không chỉ xem xét thực phẩm theo mùa mà còn từng cá thể, lứa tuổi, đối với người có khả năng tiêu hóa tốt khuyến khích lứt, đối với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm và trẻ nhỏ cần dùng gạo giã. Để giúp cho tiêu hóa tốt, gạo lứt cần được ngâm nước nhiều giờ trước khi nấu nhằm gia tăng khả năng hấp thu. Gạo lứt nên chế thành cháo, xúp, hay lên men như rượu nếp, tương nếp. Để dinh dưỡng hoàn hảo hơn, ngâm lứt 20 giờ trong nước ấm trước khi nấu, quá trình này kích hoạt các enzym lợi dưỡng khác nhau trong gạo.

Một nguyên tắc nữa, nếu bạn không thấy ngon thì đừng ăn. Bạn đừng phụ thuộc cứng nhắc vào sách vở mà hãy khám phá chân lý từ quan sát tự nhiên. Trong tự nhiên có vô vàn loại thảo mộc mà loài người có thể thu hái làm thức ăn, chế tinh dầu… nên tận dụng sự phong phú này, không nên chỉ bó hẹp vào một vài loại còn những loại khác bỏ phí. Cái quan trọng là chế biến.

Một điểm nữa, Thực dưỡng Ohsawa, y thuật Ayurveda v.v… là những kinh nghiệm từ vùng địa lý khác, bạn là người Việt, cần suy nghĩ về các kinh nghiệm truyền thống của dân tộc. Mùa hè, nhất là những ngày oi bức, vì sao các cụ nấu nồi cháo gạo trắng với đậu xanh, vì sao chọn những món ăn rất nhẹ, rất dễ tiêu? Vì sao các cụ không nấu gạo lứt? Vì sao mùa đông có món chè bà cốt, nấu lúa nếp lại thêm gừng? Vì sao gói bánh chưng có thịt lợn kèm đậu xanh? Vì sao không ăn bánh chưng vào mùa hè? Vì sao dùng nếp lứt để ủ rượu nếp?


Nghiên cứu cho thấy lứt chứa arsen vô cơ nhiều hơn 80% so với gạo xát cùng loại vì arsen có xu hướng tích tụ ở lớp ngoài của hạt link tham khảo

Một vấn đề cần quan tâm là gạo lứt khó bảo quản, rất dễ bị nấm mốc trong điều kiện thời tiết nước ta độ ẩm cao. Gạo lứt để ở ngoài không khí chỉ trong vòng một tháng là sản phẩm xuống chất lượng, bảo quản bằng túi yếm khí thì được sáu tháng. Khi gạo có mùi hăng, hôi khét hay mùi mốc thì tuyệt đối không ăn kể cả người lớn hay trẻ em vì khi đó còn có chất gây ung thư.

Vấn đề cuối cùng là cần tìm nguồn gạo an toàn. 
Nguồn FB Liên Hương Lena

Bài đăng phổ biến từ blog này

25 năm Kinh Nghiệm Ăn Chay ( Liên Hương )

Tôi có kinh nghiệm hơn 25 năm ăn chay, tính cả quãng thời gian chay 10 ngày và nhịn ăn 10 bữa tối trong 1 tháng. Bởi chuyển đổi thận trọng và từ từ nên tôi không phải trải qua gia đoạn 49 ngày khó khăn của quá trình cai nghiện độc chất nội sinh trong thịt thú. Với tôi, trường chay không phải là ép xác khổ hạnh mà đơn giản là tâm thức từ chối bạo lực. Thực hành ăn chay cần tuần tự từng bước và ngư ợc lại với quá trình ăn dặm. Khi ăn dặm, bạn tập cho em bé làm quen với nước, nước rau củ, thảo mộc ninh, dầu thực vật, cá, trứng gia cầm, gia cầm, thịt thú có vú thì khi ăn chay bạn làm ngược lại, bỏ thịt động vật có vú trước rồi tới gia cầm… Nếu bạn bổ sung thêm chút ít, xin nhắc lại là chỉ cần chút ít, các thực phẩm tần số cao thì việc thuần chay đặc biệt dễ dàng. Chúng gồm các thức ăn cổ xưa, chứa nồng độ cao lục diệp tố như chlorella, spirulina, sinh thể phù du, rong biển, bột hay nước ép mạ lúa. Các chiết xuất hương thảo mộc từ hoa, hạt, lá, rễ, thân, vỏ [tinh dầu hấp thụ vào máu và t...

TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẬU NÀNH

TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẬU NÀNH là cuốn sách về dinh dưỡng quan trọng nhất của thập kỷ. Tiến sỹ Kaayla T. Daniel vạch trần huyền thoại dinh dưỡng từ tiếp thị bán đậu nành của công nghiệp thực phẩm. “The Whole Soy Story” chứa đựng mọi thứ bạn muốn biết về đậu nành và sẽ làm cho bạn tự hỏi tại sao chúng ta không được bảo vệ đúng cách. Dr. Daniel nhận bằng tiến sĩ dinh dưỡng học từ Union Institute an d University in Cincinnati. Được công nhận là một nhà dinh dưỡng lâm sàng do Hiệp hội các nhà dinh dưỡng quốc tế và Mỹ tại Dallas. Bà là phó chủ tịch của The Weston A. Price Foundation và Hội đồng quản trị của The Farm-to-Consumer Legal Defense Fund. Ngoài cuốn sách nghiên cứu hơn 400 trang về đậu nành “The Whole Soy Story” xuất bản năm 2005, bà còn là đồng tác giả của “Nourishing Broth: An Old-Fashioned Remedy for the Modern World” xuất bản 2014. Theo dõi bản tin của Tiến sĩ Kaayla tại www.drkaayladaniel.com Liên kết FB  https://www.facebook.com/ DrKaaylaDaniel ------------- Tóm tắt bà...

DƯỚI CHÂN THẦY [Phần 1]

Trích: “At The Feet of The Master” xuất bản lần đầu 1910. Tác giả: Alcyone – tên khi nhỏ của Jiddu Krishnamurti (*). Lúc này Alcyone 14 tuổi, sống dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và Lm. Charles Webster Leadbeater. Cuốn sách này ghi lại những lời Chân sư khai tâm khi huấn luyện cho Alcyone để được điểm đạo, em thuộc lòng và chép lại. PHÂN BIỆT: Trên thế gian chỉ  có hai hạng người: những người hiểu biết và những người không hiểu biết. Duy chỉ có sự hiểu biết mới là hệ trọng mà thôi. Con người theo tôn giáo nào hay thuộc về giống dân nào là không trọng hệ. Điều thật trọng hệ là hiểu luật Trời. Hiểu biết mới thuận theo lẽ Trời, một lòng làm lành và chống chọi với sự ác, lo giúp cho muôn loài cùng tiến hóa chứ không vì tư lợi. Người mà thuận theo lẽ Trời là người một nhà với chúng ta, dầu họ giữ đạo Bàlamôn hay đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay đạo Hồi, hoặc là người Ấn, người Anh, người Trung Hoa hay người Nga cũng không thành vấn đề. Ðừng nhầm ...