Chuyển đến nội dung chính

TẠI SAO TIÊU THỤ THỊT BÒ LẠI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NHẤT


TẠI SAO TIÊU THỤ THỊT BÒ LẠI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NHẤT
Đặc điểm tiêu hóa của bò (trâu và các loài nhai lại) là chúng ợ thức ăn đã phân hủy một phần trong dạ cỏ trở lại miệng để nhai lại. Cùng với thức ăn, bò còn ợ ra khí thải được tạo ra tại ngăn dạ dày. Một ngày, 1 con bò “xả” vào bầu khí quyển 250-300 lít metan. Khí thải từ miệng 1 con bò gây hại cho môi trường tương đương khí thải của một chiếc xe hơi phân khối lớn. Để dễ hình dung, lượng khí thải của 1 con bò ợ trong 1 ngày nếu chuyển thành năng lượng thì đủ chạy 1 tủ lạnh 100 lít trong 24 giờ với mức làm lạnh 2 tới 6 độ C. Theo tính toán của Viện Công nghệ nông nghiệp và chăn nuôi Argentina, khí thải chỉ riêng qua đường miệng của bò chiếm 30% khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại đây [họ nuôi tới 50 triệu con bò với dân số 40 triệu người].

Trên đây mới chỉ tính sự ô nhiễm từ khí ợ, chưa tính từ phân, nước thải chuồng, diện tích chăn thả, vaccine, hormone, kháng sinh, khử trùng, lò sát sinh… Riêng nước, để có 1kg thịt bò phải tiêu tốn 15.000 lít nước sạch.

Giờ đây, bò chủ yếu tiêu thụ thức ăn công nghiệp chứa GMO và dư lượng glyphosate – một chất gây ung thư cấp độ 2A, thịt và sữa bò đều ô nhiễm.

Việc tiêu thụ thịt ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu vì trước tuổi dậy thì là thời gian mà cơ thể chịu ảnh hưởng của hormone nhiều nhất. Hiện nay rất nhiều loại hormone được cấp phép dùng cho chăn nuôi như: oestradiol, progestarone, testosterone… [hormones tự nhiên mà cơ thể có thể tự tạo ra], MGA, trenbolone acetate, zeranol…[không thể tự tổng hợp] ngoài ra còn những loại nhập lậu dùng bừa bãi không thể kiểm soát (*). Hormone giúp gia tăng lợi nhuận do thúc đẩy sự chuyển hóa, tiết kiệm thức ăn mà con vật lại mau lớn hơn, ít mỡ nhiều nạc hơn.

Việc dùng hormone trong chăn nuôi không được nhất trí ở các nước khác nhau. Phe ủng hộ gồm các giới kỹ nghệ thịt, chính phủ và một số nhà khoa học Mỹ, Canada. Phe chống đối là người tiêu dùng, nhóm bảo vệ môi sinh, nhóm ăn chay và một số nhà khoa học Âu châu. Nhưng tất cả đều nhìn nhận là ở một mức độ nào đó và về lâu dài tồn dư hormone gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe [việc phát dục sớm ở trẻ khi nhận thức còn non nớt là một v/đ dễ thấy].

Không kể tới các khía cạnh tâm linh, khi kiêng thịt hay thuần chay thì chẳng những bạn bảo vệ môi trường một cách thiết thực mà còn bảo vệ được sức khỏe bản thân và con cái.
[còn tiếp: Nghiên cứu tìm ra cơ chế gây ung thư của thịt đỏ]

Bài đăng phổ biến từ blog này

25 năm Kinh Nghiệm Ăn Chay ( Liên Hương )

Tôi có kinh nghiệm hơn 25 năm ăn chay, tính cả quãng thời gian chay 10 ngày và nhịn ăn 10 bữa tối trong 1 tháng. Bởi chuyển đổi thận trọng và từ từ nên tôi không phải trải qua gia đoạn 49 ngày khó khăn của quá trình cai nghiện độc chất nội sinh trong thịt thú. Với tôi, trường chay không phải là ép xác khổ hạnh mà đơn giản là tâm thức từ chối bạo lực. Thực hành ăn chay cần tuần tự từng bước và ngư ợc lại với quá trình ăn dặm. Khi ăn dặm, bạn tập cho em bé làm quen với nước, nước rau củ, thảo mộc ninh, dầu thực vật, cá, trứng gia cầm, gia cầm, thịt thú có vú thì khi ăn chay bạn làm ngược lại, bỏ thịt động vật có vú trước rồi tới gia cầm… Nếu bạn bổ sung thêm chút ít, xin nhắc lại là chỉ cần chút ít, các thực phẩm tần số cao thì việc thuần chay đặc biệt dễ dàng. Chúng gồm các thức ăn cổ xưa, chứa nồng độ cao lục diệp tố như chlorella, spirulina, sinh thể phù du, rong biển, bột hay nước ép mạ lúa. Các chiết xuất hương thảo mộc từ hoa, hạt, lá, rễ, thân, vỏ [tinh dầu hấp thụ vào máu và t...

TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẬU NÀNH

TOÀN BỘ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẬU NÀNH là cuốn sách về dinh dưỡng quan trọng nhất của thập kỷ. Tiến sỹ Kaayla T. Daniel vạch trần huyền thoại dinh dưỡng từ tiếp thị bán đậu nành của công nghiệp thực phẩm. “The Whole Soy Story” chứa đựng mọi thứ bạn muốn biết về đậu nành và sẽ làm cho bạn tự hỏi tại sao chúng ta không được bảo vệ đúng cách. Dr. Daniel nhận bằng tiến sĩ dinh dưỡng học từ Union Institute an d University in Cincinnati. Được công nhận là một nhà dinh dưỡng lâm sàng do Hiệp hội các nhà dinh dưỡng quốc tế và Mỹ tại Dallas. Bà là phó chủ tịch của The Weston A. Price Foundation và Hội đồng quản trị của The Farm-to-Consumer Legal Defense Fund. Ngoài cuốn sách nghiên cứu hơn 400 trang về đậu nành “The Whole Soy Story” xuất bản năm 2005, bà còn là đồng tác giả của “Nourishing Broth: An Old-Fashioned Remedy for the Modern World” xuất bản 2014. Theo dõi bản tin của Tiến sĩ Kaayla tại www.drkaayladaniel.com Liên kết FB  https://www.facebook.com/ DrKaaylaDaniel ------------- Tóm tắt bà...

DƯỚI CHÂN THẦY [Phần 1]

Trích: “At The Feet of The Master” xuất bản lần đầu 1910. Tác giả: Alcyone – tên khi nhỏ của Jiddu Krishnamurti (*). Lúc này Alcyone 14 tuổi, sống dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và Lm. Charles Webster Leadbeater. Cuốn sách này ghi lại những lời Chân sư khai tâm khi huấn luyện cho Alcyone để được điểm đạo, em thuộc lòng và chép lại. PHÂN BIỆT: Trên thế gian chỉ  có hai hạng người: những người hiểu biết và những người không hiểu biết. Duy chỉ có sự hiểu biết mới là hệ trọng mà thôi. Con người theo tôn giáo nào hay thuộc về giống dân nào là không trọng hệ. Điều thật trọng hệ là hiểu luật Trời. Hiểu biết mới thuận theo lẽ Trời, một lòng làm lành và chống chọi với sự ác, lo giúp cho muôn loài cùng tiến hóa chứ không vì tư lợi. Người mà thuận theo lẽ Trời là người một nhà với chúng ta, dầu họ giữ đạo Bàlamôn hay đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay đạo Hồi, hoặc là người Ấn, người Anh, người Trung Hoa hay người Nga cũng không thành vấn đề. Ðừng nhầm ...