Trích pháp thoại của thầy Drubwang Konchok Norbu Rinpoche trong khoá nhập thất, trì tụng 100.000.000 thần chú Lục Tự Đại Minh, tại chùa Than Hsiang, tỉnh Peang, Malaysia, ngày 08/12/2003. Chuyển ngữ Phạn - Anh Tỳ kheo Konchok Tenzin Drolma, hiệu đính Shen Shian, dịch Anh - Việt cư sỹ Liên Hoa.
Chúng ta thực hành trì tụng thần chú Om Mani Padme Hung – là Tâm chú của Đức Quán Thế Âm để tịnh hoá nghiệp tiêu cực, làm lợi lạc cho bản thân, gia đình, xã hội và mọi sinh loài. Tuy nhiên, khi ăn thịt chúng ta đang tạo thêm vô số nghiệp bất tịnh. Nếu, một mặt, chúng ta trì tụng Mật chú để tịnh hóa và tích tập công đức; mặt khác, chúng ta ăn thịt; thì như thế lời nói và hành động của chúng ta không thống nhất, chúng ta đã không thực hành như chư Phật đã khuyên dạy. Điều này có thể được coi là lòng từ ái không? Lòng bi mẫn và từ ái của ta vĩ đại ra sao nếu ta đối xử với chúng sinh theo cách thức như thế?
Chúng ta nên thấu suốt cốt tủy của giáo lý: làm điều lành, tránh làm điều ác. Tránh làm điều ác, ta phải tuân giữ giới luật đầu, căn bản nhất – không sát sinh – vì thế chúng ta không ăn thịt để không dính vào hành vi trả tiền cho kẻ khác giết thay mình.
Thực đơn chay quân bình thì tốt hơn một thực đơn không chay nhiều, nhưng có một số người nói rằng ăn chay sợ không đủ bổ, đây là một dấu hiệu cho thấy lòng từ bi của những người này không đủ mạnh. Bởi nếu họ có quyết tâm thì họ sẽ tránh gây ác hạnh bằng mọi giá, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy chướng nghiệp nặng trược ngăn cản con đường tịnh hoá.
Trong đời sống, từng ngày phải tránh phạm vào ác hạnh ăn thịt. Trên nền tảng giữ giới không sát sinh, công đức tạo lập từ 10 thực hành Tâm linh sẽ tăng trưởng không thể tưởng tượng nổi – đây là công đức quan trọng nhất – công đức thực hành nghĩa của Pháp. Chúng ta cần nỗ lực thay đổi thói quen ăn thịt để thành người ăn chay. Chắc chắn là ta sẽ gặp những khó khăn ban đầu khi trở thành những người trường chay, thuần chay. Khi chiến thắng một chướng ngại, chúng ta tích luỹ thêm một thiện nghiệp.
Chúng ta thực hành trì tụng thần chú Om Mani Padme Hung – là Tâm chú của Đức Quán Thế Âm để tịnh hoá nghiệp tiêu cực, làm lợi lạc cho bản thân, gia đình, xã hội và mọi sinh loài. Tuy nhiên, khi ăn thịt chúng ta đang tạo thêm vô số nghiệp bất tịnh. Nếu, một mặt, chúng ta trì tụng Mật chú để tịnh hóa và tích tập công đức; mặt khác, chúng ta ăn thịt; thì như thế lời nói và hành động của chúng ta không thống nhất, chúng ta đã không thực hành như chư Phật đã khuyên dạy. Điều này có thể được coi là lòng từ ái không? Lòng bi mẫn và từ ái của ta vĩ đại ra sao nếu ta đối xử với chúng sinh theo cách thức như thế?
Chúng ta nên thấu suốt cốt tủy của giáo lý: làm điều lành, tránh làm điều ác. Tránh làm điều ác, ta phải tuân giữ giới luật đầu, căn bản nhất – không sát sinh – vì thế chúng ta không ăn thịt để không dính vào hành vi trả tiền cho kẻ khác giết thay mình.
Thực đơn chay quân bình thì tốt hơn một thực đơn không chay nhiều, nhưng có một số người nói rằng ăn chay sợ không đủ bổ, đây là một dấu hiệu cho thấy lòng từ bi của những người này không đủ mạnh. Bởi nếu họ có quyết tâm thì họ sẽ tránh gây ác hạnh bằng mọi giá, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy chướng nghiệp nặng trược ngăn cản con đường tịnh hoá.
Trong đời sống, từng ngày phải tránh phạm vào ác hạnh ăn thịt. Trên nền tảng giữ giới không sát sinh, công đức tạo lập từ 10 thực hành Tâm linh sẽ tăng trưởng không thể tưởng tượng nổi – đây là công đức quan trọng nhất – công đức thực hành nghĩa của Pháp. Chúng ta cần nỗ lực thay đổi thói quen ăn thịt để thành người ăn chay. Chắc chắn là ta sẽ gặp những khó khăn ban đầu khi trở thành những người trường chay, thuần chay. Khi chiến thắng một chướng ngại, chúng ta tích luỹ thêm một thiện nghiệp.
Nguồn Sưu Tầm FB: Liên Hương Lena